Nơi phát xuất có uy quyền
Gợi ý
-
Nói dối
(hay nói láo) là nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Những người nhiều chuyện lắm mồm thường hay nói láo, chuyện ít xít ra nhiều, đặt điều nói xấu người khác. Nói dối là nói ra một điều gì mà mọi người không...
-
Nói lật lọng
tức là nói dối bằng cách lật ngược sự việc, vừa nói xong, lúc sau nói ngược trở lại; lấy quấy làm phải, lấy phải làm quấy; lật qua lật lại, tráo trở, nói ra, nói vào, bêu xấu; khiêu khích để tạo bất hòa, thù hận, đem chuyện của...
-
Nói xấu người
có ba cách: 1- Đặt điều ra nói xấu người. 2- Bới móc chuyện xấu của người khác, để tỏ ra mình là người tốt. 3- Phê bình chỉ trích những việc làm của kẻ khác, để tỏ ra mình là người thông thái.Đức Phật dạy tránh xa sự chỉ...
-
Nói lời hung ác
là nói ác cho kẻ khác, nói người ta hung dữ; phao phản người, luôn luôn bươi móc việc xấu của người. Người nói lời hung ác là người cọc cằn, thô lỗ, mắng nhiếc nguyền rủa kẻ khác; thề thốt độc địa, khiến cho người ta lo sợ, hổ...
-
Nói lời hung dữ
là lời nạt nộ, chửi mắng, la hét, lớn tiếng, gầm thét, la lối, chửi thề, mày, tao, thằng, con, nó, hắn, v.v..
-
Nói lời không nhân từ
Lời nói dối, nói không thật, lời nói không có ái ngữ, lời nói làm mất lòng tin của mọi người. Nói li gián, không hòa hợp, không đoàn kết, lời nói gây chia rẽ, khiến cho mọi người thù hận ganh ghét nhau.Lời nói hung ác, gây đau khổ...
-
Nói lời nhân từ
là nói lời yêu thương, là lời ái ngữ với mọi người và với mọi loài chúng sanh.
-
Nói lời không thật
là nói lời hung dữ, nói xấu người, nói vu khống, nói lật lọng, nói thêu dệt, nói ác cho người khác, nói phỉ báng, nói mạ nhục, nói vu oan, v.v…
-
Nói lời thêu dệt
dùng lời nói làm tổn hại danh dự và tài sản người khác, cốt để đem lại cho mình được nhiều lợi lạc và còn được tiếng thơm, tiếng tốt.
-
Nói năng phải biết đang nói năng điều gì
Biết rất rõ từng lời nói khi nói, nên khi phát ngôn không có nóibừa bãi. Nói thiện hay nói ác, nói lời ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu hay nói lời hung dữ “Nói năng hay im lặng đều phải nhiếp tâm không cho tán loạn”, đều phải trong...
-
Nội công tưởng
là người dùng tưởng uẩn điều khiển nội lực.
-
Nội lực
có ba đề mục Định Niệm Hơi Thở gom lại Nội lực: 1- Đề mục thứ năm của Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. 2- Đề mục thứ bảy của Định Niệm Hơi Thở:...
-
Nội tâm an trú trong chánh niệm
là giữ tâm mình trong chánh niệm. Thí dụ khi trau dồi tâm từ thì tâm luôn luôn phải ở trong lòng thương yêu (trong Tứ Vô Lượng Tâm), lấy chỉ một lòng thương yêu mà đặt chánh niệm, không phải trong cái tâm giao động nhớ cái này, nghĩ...
-
Nơi xứng hợp để tu tập ở giai đoạn 2
là nơi vắng vẻ yên tịnh.
-
Muốn không phạm giới nói vọng ngữ
(hay không phạm mười giới Sa Di) thì phải phản tỉnh thân, khẩu, ý hành nghiệp tức là phải sống trực hạnh, chánh hạnh, thắng hạnh trên thân, miệng, ý của mình. Chính trên thân, khẩu, ý hành đúng trực hạnh, chánh hạnh, thắng hạnh thì không bao giờ làm...
-
Khoái lạc nơi miệng
Người ăn một cái bánh rất ngon, nhưng khi nuốt qua khỏi cổ thì cái ngon cũng không còn. Cái ngon khi ăn cái bánh là khoái lạc nơi miệng.
-
Nhân tướng nội của thọ
là cảm thọ hành bên trong, hay nói cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc, khinh an và đau nhức bên trong của thân.
-
Nhân tướng nội của các pháp
là hình trạng và tính chất bên trong của các pháp. Các pháp nghĩa là vạn vật trong thế gian, là tất cả vạn hữu có hình tướng hoặc không hình tướng. Ví dụ: thân ta là một pháp, cái nhà là một pháp, bàn, ghế, tủ, giường, cây, cỏ,...
-
Nhân tướng nội của tâm
là những niệm vi tế. Nhân tướng nội của tâm là những hình tướng của tâm khởi hiện bên trong thân. Niệm vi tế là những niệm khởi lên trong đầu chúng ta, phản ảnh được tâm trạng của chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thể hiện...
-
Không nói dối
Phải thành thật, chuyện có nói có, chuyện không nói không. Nói dối có lợi cho người còn chẳng nói, huống là nói dối có lợi cho mình, mang hại cho người khác.